*
Tiêm vitamin C làm trắng da đang được nhiều phụ nữ ưa chuộng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Ảnh minh họa: Internet

Thời gian gần đây, nhiều chị em phụ nữ rủ nhau đi tiêm (chích) vitamin C để làm trắng da. Theo đó, nhiều cơ sở làm đẹp cũng quảng cáo rầm rộ về phương pháp làm đẹp cấp tốc này. Liệu Vitamin C có phải là “thần dược” giúp da sáng trắng như mong muốn của nhiều chị em?

TRẮNG HAY KHÔNG TRẮNG?

Xét dưới góc độ của y học, vitamin C là một vitamin thông thường mà chúng ta vẫn tiếp xúc hàng ngày. Trong cơ thể, vitamin C không có vai trò dinh dưỡng đặc biệt bởi nó không sản sinh ra năng lượng để duy trì sự sống. Vitamin C chỉ đóng vai trò là một coenzym giúp tăng tốc các phản ứng sinh học trong cơ thể mà thôi. Dưới góc độ tác dụng chức năng, vitamin C có vai trò chủ yếu với hệ miễn dịch: làm tăng khả năng miễn dịch cho da, tăng sức bền thành mạch, chống nứt nẻ da và chống nhiễm trùng. Vitamin C có khả năng củng cố các sợi collagen và làm bền lớp ngoài của da.

Đang xem: Tiêm truyền dịch làm đẹp da

Về mặt thẩm mỹ, nhiều người quan tâm vitamin C có làm trắng da hay không? Câu trả lời là Vitamin C có tác dụng làm trắng da. Trên nguyên tắc, chất nào có khả năng tác dụng đến quá trình sản sinh sắc tố của da, làm giảm tốc độ và mức độ tổng hợp sắc tố da thì sẽ làm trắng và sáng da. Các hạt sắc tố da không có hại với sức khỏe, ngược lại, có tác dụng bảo vệ cơ thể. Nhưng trong thẩm mỹ, các hạt sắc tố là thứ làm cản trở sắc đẹp và nó là mục tiêu tấn công của các liệu trình thẩm mỹ. Vitamin C có thể làm được điều này vì nó làm ức chế quá trình sinh melanin, là quá trình tổng hợp sắc tố da, do nó ức chế enzym tyrosinase (điều này vẫn đang được nghiên cứu thêm). Vì thế, sau một chu trình điều trị hoàn hảo, làn da có thể đổi màu và diện mạo nhờ có vitamin C.

COI CHỪNG CÓ HẠI

Tuy nhiên, có 2 điểm người đi thẩm mỹ cần chú ý: sự trắng da không thể đạt độ siêu tốc và tiêm vitamin C cũng không phải là biện pháp an toàn. Cụ thể, “tốc độ” trắng da không thể tính bằng mũi tiêm cũng không thể tính bằng ngày. Nó cần được tính bằng tháng. Bởi lẽ, vitamin C không tác động vào các hạt sắc tố đã được tổng hợp mà chỉ tác động vào lớp da sắp được hình thành và để điều này xảy ra, cần ít nhất 2 tháng. Hơn nữa, tiêm vitamin C có nhiều bất ổn. Vitamin C làm nhiễm toan chuyển hóa, vì vitamin C là một axit nên độ pH của nó thấp hơn 7. Khi tiêm thêm vitamin C vào mạch máu, vitamin C sẽ làm hạ thấp pH máu, khiến máu bị nhiễm axit hay còn gọi là nhiễm toan chuyển hóa. Việc này có tác hại làm thay đổi chức năng toàn vẹn của màng tế bào ở tất cả mọi cơ quan trong cơ thể. Nhiễm toan chuyển hóa làm ức chế hoạt động của các enzym sinh học, làm suy giảm chức năng gan, chức năng hô hấp. Vì thế, tiêm vitamin C quá liều lượng sẽ gây hại cho cơ thể.

Bên cạnh đó, vitamin C có thể làm hoại tử da vùng tiêm. Nếu mũi tiêm hoàn hảo, vitamin C sẽ hòa lẫn hết vào mạch máu. Nhưng nếu thao tác không tốt hoặc da của người tiêm có mạch máu không được khỏe, chỉ cần chệch mũi kim một chút hoặc mạch máu bị vỡ thì vitamin C sẽ trào ra ngoài. Đặc tính của vitamin C là ức chế sự lưu chuyển tuần hoàn da tại chỗ tiêm. Do nó được tái hấp thu chậm nên nếu lượng vitamin C trào ra ngoài đủ lớn có thể gây ra hoại tử da tại chỗ tiêm. Khi đó, hiệu quả thẩm mỹ chưa thấy mà bạn còn phải mang thêm “tật” với những vết sẹo do hoại tử da gây nên.

Trường hợp nặng hơn, tiêm vitamin C có thể gây tử vong. Điều khó chịu nhất với tiêm vitamin C là loại vitamin này có hoạt tính dị ứng giống như kháng sinh. Nhiều người cứ nghĩ rằng chỉ có kháng sinh mới gây ra phản ứng dị ứng mạnh nhưng thực tế, vitamin cũng chẳng khác gì. Xét về xác xuất, tỷ lệ dị ứng do tiêm vitamin C thấp hơn kháng sinh. Nếu gặp phải một trong 3 tình huống dưới đây: liều vitamin C quá cao, tốc độ tiêm quá nhanh hoặc cơ địa của người được tiêm quá nhạy cảm, phản ứng dị ứng với vitamin C ngay lập tức xảy ra. Nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái mạch nhanh, huyết áp tụt, khó thở, thở khò khè, lên cơn co giật toàn thân, mắt trợn ngược và cuối cùng là tử vong. Hiện tượng sốc dị ứng do tiêm vitamin C nằm trong bệnh cảnh chung của sốc phản vệ. Do đó, nếu bạn chọn cơ sở y tế không có khả năng cấp cứu kịp thời, rất có thể vitamin C sẽ gây ra dị ứng và có thể gặp hậu quả xấu.

Xem thêm: Mặc Đầm Ôm Làm Tóc Kiểu Nào Đẹp, Chuyên Mục

Vì những nguy cơ tiềm ẩn như thế, chúng tôi khuyên, việc sử dụng vitamin C trong thẩm mỹ cần cân nhắc. Chị em cần đến bệnh viện thẩm mỹ, có đầy đủ phòng ốc, thiết bị có khả năng cấp cứu khi biến chứng xảy ra; có bác sỹ khám và trị liệu bài bản. Chị em cũng nên cân nhắc việc sử dụng vitamin C dưới dạng tiêm – nhiều rủi ro – với dạng uống, có độ an toàn cao hơn.

MÁCH BẠN

Để tránh những tai biến và tác dụng phụ khi dùng vitamin C, thay vì tiêm, dùng liều cao trong một thời gian ngắn khiến cơ thể khó hấp thu, chị em nên chú ý đến các phương pháp hấp thu vitamin tự nhiên qua thực phẩm. Trong một hai ngày bạn khó có thể thấy ngay tác dụng, nhưng dùng phương pháp hấp thụ tự nhiên hàng ngày cơ thể sẽ thích nghi tốt hơn và hiệu quả đẹp da, tăng sức đề kháng sẽ lâu dài hơn.

Chế độ ăn uống: để có làn da mịn màng, tránh ăn nhiều mỡ, đường, chất cay, nóng, đồ uống có ga… Hãy bồi dưỡng và nâng cấp làn da với những loại trái cây có màu vàng, đỏ (giàu vitamin A và C) như: đu đủ, gấc, cà chua, bí đỏ, xoài, cam, quýt, dứa… Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh như bông cải xanh, cà chua, trong các loại nước trái cây tươi như cam, chanh, quýt, bưởi…

Xem thêm: Cách Điều Trị Mụn Ẩn – Dấu Hiệu Nhận Biết Mụn Ẩn

Massage và đắp mặt nạ cho da: thường xuyên đắp mặt nạ để bổ sung độ ẩm, vitamin giúp tẩy sạch tế bào chết, tăng độ căng mịn, sáng da. Có thể dùng mặt nạ vitamin C tươi như cà chua, dưa leo… để làm mát da, thẩm thấu trực tiếp khoáng chất lên da. Mỗi ngày rửa mặt với nước pha một muỗng nước cốt chanh cũng giúp da sạch, bổ sung thêm vitamin C.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *